From Japanese Mom – Dự đoán kỳ kinh nguyệt và những điều cần biết

Gia đình
17.10.2022

Bạn có thường xuyên lo lắng tự hỏi khi nào thì kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ đến hay không?

Bản thân kinh nguyệt không phải là một căn bệnh, việc chu kỳ kinh nguyệt đến và diễn ra suôn sẻ là dấu hiệu cho thấy sức khoẻ về mặt thể chất và tinh thần đều tương đối ổn định. Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ Nhật Bản lo lắng không biết khi nào kỳ kinh nguyệt đến, khó chịu vì những chuyện nhỏ nhặt, hoặc gặp một số vấn đề khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tại Nhật Bản, ngày càng có nhiều phụ nữ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt như một cách để tính toán chính xác thời gian của kỳ kinh nguyệt, song song đó là sự phát triển của hàng loạt ứng dụng (app) theo dõi kinh nguyệt

Vì vậy, trong bài viết lần này Hajimari Mom sẽ mách bạn cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và những điều cần biết của kinh nguyệt.

1. Phương pháp nắm bắt chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian từ khi bắt đầu kỳ kinh này đến kỳ kinh tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 25 đến 38 ngày, và kéo dài 3 đến 7 ngày, mỗi người đều có chu kỳ khác nhau tùy thuộc vào sự cân bằng hormone, căng thẳng và các yếu tố khác.

Các ứng dụng tiện lợi sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về chu kỳ kinh nguyệt của chính mình nhưng ngay cả khi không có ứng dụng, bạn vẫn có thể biết được thời gian trung bình của chu kỳ kinh nguyệt bằng cách duy trì việc ghi chép lại về ngày bắt đầu thấy kinh. Biết được chu kỳ kinh nguyệt của mình sẽ giúp bạn phán đoán được khi nào bắt đầu có kinh và việc này thật sự rất hữu ích.

Hãy tập thói quen ghi chép lại chu kì kinh nguyệt nhé, bạn có thể đánh dấu trên lịch, hoặc tiện hơn là dùng ứng dụng trên điện thoại để dễ theo dõi.

2. Các triệu chứng gây ra bởi kinh nguyệt

Nhiều phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt  sẽ cảm thấy cơ thể hơi khó chịu. Chẳng hạn như dễ bị táo bón, phù nề, đau đầu và nổi mụn ở mép mặt. Các triệu chứng này là do bản chất của các hormone hoạt động trước kỳ kinh nguyệt là các hormone duy trì sinh sản.

Ngoài ra, trong giai đoạn này, chúng ta dễ bị hạ đường huyết và tinh thần dễ bị kích động.

Nói cách khác, cơ thể cảm thấy khó chịu vào khoảng thời gian hành kinh là điều tự nhiên do sự thay đổi cân bằng của các hormone. Nếu hiểu được điều này, bạn sẽ có thể tìm ra nhiều cách để gỉam thiểu các triệu chứng do kinh nguỵệt gây ra.

3. Hãy chia sẻ cùng bạn đời

Trước và trong kỳ kinh nguyệt, chúng ta có xu hướng trở nên bất ổn về mặt cảm xúc. Bạn cũng có thể đột nhiên trở nên cáu kỉnh với những người xung quanh. Đặc biệt là với chồng, người gần gũi nhất với bạn, có thể sẽ phải chịu nhiều sự hờn dỗi vô lý. Trong những trường hợp như vậy, bạn hãy mạnh dạn chia sẻ vớ chồng về tình hình kinh nguyệt của mình. Ở Nhật Bản, số người hiểu biết về “chu kỳ kinh nguyệt”, bao gồm cả nam giới, đang tăng nhiều hơn trước.

Đừng giữ trong lòng! Bạn chỉ cần nói với bạn đời của mình rằng bạn cảm thấy không ổn định về cảm xúc và luôn thấy khó chịu trước và trong kỳ kinh nguyệt, họ sẽ thông cảm và thấu hiểu tình trạng của bạn hơn rất nhiều.

Không quá lời khi nói rằng phụ nữ phải sống chung với kinh nguyệt gần như cả đời, thế nên sẽ thật tốt nếu chúng ta hiểu rõ về chu kỳ sinh lý của chính bản thân, bao gồm cả những thay đổi của thể chất và tâm lý do kinh nguyệt.

Kinh nguyệt cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của nữ giới, vì vậy đừng quên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt các bạn nhé!

follow me