Good Choice! – Phần 11 : Tại sao không có bệnh vẫn nên đi khám? Chăm sóc sức khỏe gia đình chuẩn Nhật cho người Việt

Phỏng vấn
29.02.2024

Chào mừng các bạn đến với chuyên mục “Good Choice!” của Hajimari Mom. Tại đây, chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện thú vị về các sản phẩm, dịch vụ được các mẹ tin dùng, do đội ngũ biên tập của Hajimari Mom trực tiếp khai thác từ các doanh nghiệp.

Có khi nào bạn bất ngờ vì thấy một người đang khỏe mạnh vào hôm trước, thì hôm sau đột nhiên phải nhập viên vì bệnh mà từ trước đến nay không biết? Hay những người trông tùy gầy nhưng đi khám vẫn bị máu nhiễm mỡ? Hoặc những thông tin rằng những năm gần đây số lượng người trẻ ở Việt Nam bị đột quỵ tăng cao đến mức báo động?

Những lúc như vậy, bạn có tự hỏi tại sao không?

Việc tầm soát sức khỏe rất quan trọng ngay cả khi chúng ta không có bệnh, việc có một bác sĩ để trao đổi và cho bạn lời khuyên không chỉ về bệnh tật mà còn về lối sống xung quanh là cực kì rất cần thiết. Ở Nhật bản, những bác sĩ như vậy được gọi là bác sĩ gia đình.

Tại Nhật bản, hơn 50% người dân trong độ tuổi từ 20-80 đều trả lời rằng họ có bác sĩ gia đình. Mỗi khi gặp bất kì vấn đề hoặc lo lắng gì về sức khỏe, họ đều có thể trao đổi với bác sĩ gia đình, thậm chí nếu bệnh trở nặng thì có thể được bác sĩ gia đình của họ giới thiệu đến những bệnh viện uy tín để điều trị.

Vậy ở Việt Nam, chúng ta có thể tìm đến Bác sĩ gia đình khi nào, và làm như thế nào để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình? Hôm nay, Hajimari Mom đã có dịp trò chuyện cùng đại diện và các bác sĩ đến từ phòng khám gia đình Tokyo để tìm hiểu thêm về nội dung này.

Phòng khám gia đình Tokyo là thành viên Công ty CUC (Change Until Change) được thành lập năm 2014 tại Nhật Bản với chuyên môn trong việc hỗ trợ vận hành và quản lý các bệnh viện, phòng khám tại Nhật Bản. Trong suốt quá trình hoạt động, CUC đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại nhà, chăm sóc giảm nhẹ, lọc máu.

Những thông tin hữu ích được các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm chia sẻ rất nhiều trong bài viết này, mời các bạn đón đọc nhé!

Xin chào bác sĩ Thành, bác sĩ Trân và anh Kha. Cám ơn mọi người đã dành thời gian trò chuyện cùng Hajimari Mom.

Khái niệm “Bác sĩ gia đình” khá phổ biến ở Nhật, nhưng còn mới lạ với người dân Việt Nam. Anh Kha có thể chia sẻ thêm cho độc giả Hajimari Mom được không?

Chào Hajimari Mom, bác sĩ gia đình, hiểu đơn giản là bác sĩ chăm sóc và theo dõi sức khỏe tổng quát của một gia đình. Công việc của họ thường bao gồm chẩn đoán và điều trị bệnh tật thông thường, theo dõi sức khỏe tổng quát, quản lý các tình trạng mạn tính, và hướng dẫn về phòng ngừa bệnh tật.

Lợi ích khi khám với bác sĩ gia đình là bạn được chăm sóc toàn diện và liên tục. Bác sĩ không chỉ đánh giá sức khỏe của bạn dựa vào triệu chứng mà còn dựa vào hoàn cảnh sống, tiền sử bệnh của bạn và gia đình, đánh giá tổng quát về môi trường sống và thói quen sinh hoạt của bạn, từ đó đưa ra một kế hoạch theo dõi và điều trị bệnh phù hợp và dài lâu. Nhờ đó có thể giúp bạn phát hiện ra các nguy cơ bệnh lý tiềm tàng, cũng như giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe khó nói.

Như vậy có nghĩa là, chúng ta không nên chờ tới khi phát bệnh mới đi khám?

Ở Việt Nam, thường khi có bệnh thì người dân mới tìm đến khám và chữa bệnh chứ chưa quan tâm nhiều đến yếu tố dự phòng, ngăn ngừa bệnh từ sớm. Điều này dẫn đến các bệnh nhân mắc các bệnh về lối sống như tăng huyết áp, đái tháo đường, cao mỡ máu… thường tìm đến bệnh viện, cơ sở y tế khi bệnh đã trở nặng. Chính vì vậy, để chăm sóc sức khỏe, chúng ta không nên chờ tới khi phát bệnh mà cần chú trọng vào việc chăm sóc ban đầu, thăm khám sức khỏe định kì.

Vậy khi khám với bác sĩ gia đình, bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân như thế nào?

Khi bác sĩ giao tiếp với bệnh nhân, nếu chỉ dừng lại ở mức khám bệnh và giao thuốc cho bệnh nhân thì chỉ giải quyết được một phần của bệnh. Còn việc bệnh nhân ăn uống như thế nào, tập luyện ra sao, thay đổi lối sống xung quanh như thế nào sẽ có tác động rất lớn đến bệnh, nhưng đây là việc mà bệnh nhân thường xem nhẹ và bỏ qua.

Các sĩ tại phòng khám gia đình Tokyo đều được đào tạo về cách tiếp xúc bệnh nhân từ các chuyên gia, y tế Nhật bản nên khi tiếp nhận bệnh, ngoài triệu chứng thì chúng tôi chú trọng kiểm tra lối sống và hành trình cuộc sống của bệnh nhân, từ đó đưa ra lời khuyên về thói quen sinh hoạt và hỗ trợ duy trì sức khỏe thông qua việc theo dõi.

Không gian bên trong phòng khám cũng được sắp xếp riêng tư, tiện nghi giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái khi chia sẻ vấn đề về bệnh tật.

Phòng khám gia đình Tokyo cung cấp dịch vụ chuẩn Nhật cho người dân bằng cách nào?

Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao thông qua giáo dục và đào tạo do các bác sĩ Nhật Bản đứng đầu. Chẳng hạn, chúng tôi đã có buổi đào tạo của Tiến sĩ Terashima, nguyên giáo sư tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản. Ông đã hướng dẫn về các chủ đề như những mục cần kiểm tra và chẩn đoán trong quá trình tư vấn cũng như cách ứng phó khi xử lý các trường hợp khẩn cấp.

Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế ở phòng khám gia đình Tokyo tương đương với các cơ sở y tế của Nhật Bản. Các thiết bị được phòng khám sử dụng như thiết bị xét nghiệm máu, máy phân tích thành phần cơ thể đều là của các thương hiệu Nhật Bản. Điều này đảm bảo rằng, về cơ bản, phòng khám của chúng tôi có thể thực hiện kiểm tra và chẩn đoán tương tự như các phòng khám được thực hiện tại Nhật Bản.

Bác sĩ có kỉ niệm nào muốn chia sẻ với độc giả Hajimari Mom về những bệnh nhận thăm khám ở đây không?

Ở đây chúng tôi chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, nhưng có 2 nhóm đối tượng chính đó là trẻ em và người già có bệnh lý mạn tính.

Có trường hợp về một bé khám tại đây bị viêm hô hấp cứ tái đi tái lại nhiều lần. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và nhiều ba mẹ thường lo lắng rằng sử dụng kháng sinh có tốt hay không vì hiện nay rất nhiều nơi lạm dụng khi kê thuốc kháng sinh để trẻ nhanh hết triệu chứng.

Ở đây ngay lần gặp đầu tiên, chúng tôi chia sẻ cụ thể và rõ ràng, ưu điểm, nhược điểm về phương hướng theo dõi và điều trị cho bé, để tránh sử dụng kháng sinh ở mức đối đa. Nếu không cần thiết sẽ không sử dụng.

Có thể điều này sẽ làm triệu chứng của bé lâu khỏi hơn, nhưng sẽ hỗ trợ cho việc bé tăng sức đề kháng sau này. Triệu chứng của bé giảm dần, và vì phụ huynh đã hiểu vấn đề và tin tưởng nên vẫn luôn theo dõi và tiếp tục đưa bé thăm khám tại đây. Tôi cảm thấy rất vui vì điều đó.

Qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ đã hiểu hơn về “bác sĩ gia đình” và “phòng khám gia đình” rồi đúng không? Như nhịp sống hiện đại ngày nay, các bệnh liên quan đến lối sống ngày càng gia tăng, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện không chỉ giúp chúng ta phòng ngừa bệnh tật, giảm chi phí y tế mà còn tạo ra môi trường sống lành mạnh, từ đó tạo ra cộng đồng gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc.

Cám ơn bác sĩ Thành, bác sĩ Trân và anh Kha đã dành thời gian chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe cùng Hajimari Mom.

Cám ơn các bạn đã đọc hết bài viết này, và đừng quên ghé thăm phòng khám Tokyo để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị về chăm sóc sức khỏe nhé!

https://tokyofamilyclinic.com.vn/vi

https://www.facebook.com/tokyofamilyclinic

 

follow me