【YOU are the best MOM】- Hãy dạy con cách chịu “trách nhiệm” với thất bại

Gia đình
21.10.2022

 

Trẻ luôn tìm cách biện minh? Hãy dạy con cách chịu “trách nhiệm” với thất bại thay vì “đổ lỗi” mẹ nhé!

Cha mẹ luôn hỏi lý do gì khiến con gặp khó khăn hoặc rắc rối, hoặc vì sao con không giữ đúng lời hứa. Những lúc như thế, sẽ có nhiều trẻ biện minh rằng “Vì…nên”. Và chắc hẳn rằng những lời giải thích đó đều khiến các bậc phụ huynh cảm thấy con đang bao biện cho lỗi lầm của mình. Khi đó, cha mẹ nên truyền đạt như thế nào để con hiểu và rút được kinh nghiệm cho bản thân?

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, không chỉ có trẻ mới biện minh như thế đúng không nào? Ngay cả người lớn cũng sẽ có lúc viện cớ mà không suy nghĩ để khẳng định suy nghĩ của bản thân hoặc để phù hợp với không khí lúc đó. Vì vậy, nhiều trẻ viện lý do rất mạnh mẽ và đôi khi đổ lỗi cho người khác hoặc điều gì đó để bảo vệ mình. Nếu con làm gì không tốt, con sẽ có tâm lý để cha mẹ hay giáo viên không phát hiện ra điều đó.

Trước hết hãy chấp nhận cảm xúc của trẻ

Bạn có luôn hỏi con “Vì sao lúc nào con cũng viện cớ…”hay chưa? Thế nhưng, những câu hỏi như thế thường không đem lại một đáp án giải đáp cho những hành động của trẻ.Bạn có thể cảm thấy tức giận với những lời bào chữa và muốn đổ lỗi cho con mình, nhưng thay vì làm như vậy, một khi bạn chấp nhận cảm xúc của con mình. Vì khi mẹ chỉ phủ nhận hành vi của trẻ cũng khiến con cảm thấy như bản thân đã bị từ chối. Từ đó, trẻ sẽ nghĩ không ai hiểu cho cảm xúc của chính mình, dẫn đến những lời nói không thành thật. Để ngăn chặn điều này, điều quan trọng là phải lắng nghe câu chuyện của trẻ một cách hoàn chỉnh và cùng con tìm ra giải pháp.

Thất bại cũng không sao! Hãy dạy con cách chịu trách nhiệm thay vì đổ lỗi

Những đứa trẻ hay biện minh hoặc không thể xin lỗi khi làm sai thường có xu hướng lo lắng về sự đánh giá của người khác. Và khó thừa nhận rằng con đã thất bại hoặc mắc sai lầm. Trước hết, điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường để trẻ có thể nghĩ “Dù con có mắc lỗi cũng không sao!” Thất bại chính là chìa khóa để con có những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Để trẻ hiểu được điều đó, hãy dạy trẻ tìm cách giải quyết khi gặp khó khăn, mắc sai lầm, thay vì từ chối chịu trách nhiệm. Khi con không còn lo lắng việc vấp ngã, thất bại, trẻ sẽ học được cách chấp nhận và vượt qua. Thành thật hơn với cảm xúc của chính mình.

Bài Viết Liên Quan

follow me