From Japanese Mom – Cách làm cho trẻ hứng thú với việc dọn dẹp đồ chơi

Gia đình
20.10.2022

Kể cả người lớn cũng sẽ có những người cảm thấy phiền phức, mệt mỏi với việc dọn dẹp đồ đạc. Trẻ con cũng thế.

Vì vậy, trước khi trẻ hình thành cảm giác về việc ghét phải dọn dẹp thì chúng ta hãy thử khéo léo trang bị cho trẻ ý thức về việc thu dọn đồ chơi xem sao nhé.

 

Hôm nay, Hajimari Mom xin chia sẻ với các bạn một số mẹo nhỏ của các mẹ Nhật để có thể hướng con mình đến việc dọn dẹp một cách vui vẻ .

1.      Luyện tập thói quen ngăn nắp thông qua trò chơi xếp khối gỗ

Hầu hết các gia đình có con nhỏ ở Nhật Bản đều có đồ chơi xếp khối gỗ. Vì đồ chơi này có rất nhiều ưu điểm và đã được dùng làm đồ chơi cho trẻ con ở Nhật từ rất lâu đời. Thông qua việc sắp xếp các khối gỗ, cũng có thể tạo ra được thói quen sắp xếp đồ đạc gọn gàng.

Sau khi trẻ chơi xong, hãy khéo léo hướng dẫn trẻ tiếp tục sắp xếp các khối gỗ lại vào hộp đựng đồ chơi. Thông qua hành động đó, trẻ sẽ có cảm giác mình đang tiếp tục chơi nên sẽ tiếp thu thói quen dọn dẹp một cách tự nhiên nhất. Hãy bắt đầu cho bé thử bằng những khối gỗ lớn, sẽ dễ dàng trong việc sắp xếp hơn.

2.      Dạy trẻ sắp xếp thông qua việc phân biệt màu sắc và hình dạng

Những đồ chơi cho trẻ đặt những khối gỗ nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau vào những chiếc lỗ có hình dạng tương ứng cũng rất phổ biến trong các gia đình ở Nhật Bản. Kiểu đồ chơi này ngoài việc giúp trẻ có thể phân biệt được những màu sắc và hình dạng khác nhau, còn có thể giúp trẻ luyện tập được việc sắp xếp những khối gỗ với kích thước, hình dạng thích hợp vào đúng chỗ của nó. Điều này, cũng có thể góp phần vào việc luyện tập được ý thức sắp xếp gọn gàng ở trẻ.

3.      Biến việc dọn dẹp thành một phần trò chơi

Khi có thể khéo léo hướng trẻ dọn dẹp đồ chơi bằng cách tạo cho trẻ cảm giác vẫn đang chơi thì trẻ sẽ có cảm giác vô cùng tự nhiên và vui vẻ làm theo. Ví dụ : như khi đang chơi đồ hàng, hãy gợi ý hướng dẫn trẻ sắp xếp các đồ chơi khác vô giỏ hàng, hay bày lên những chiếc kệ trưng bày như một người bán hàng, hay khi đang chơi xe, hướng dẫn trẻ cất xe vào “bãi đỗ xe” để thu dọn những chiếc xe chẳng hạn…

Bằng cách khéo léo liên kết giữa việc dọn dẹp đồ chơi thành một phần của trò chơi sẽ loại bỏ được khả năng phản kháng của trẻ với việc dọn dẹp đồ chơi.

Bạn cảm thấy những cách trên như thế nào? Việc có thể hỗ trợ trẻ hình thành thói quen dọn dẹp đồ chơi thật sự rất quan trọng. Vì vậy, khi mua một món đồ chơi mới cho con, có lẽ bạn nên thử cân nhắc trước khi mua về việc ” Đồ chơi này, có dễ dàng để con mình có thể tự dọn dẹp sau khi chơi hay không ?”

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này.

Bài Viết Liên Quan

follow me